Hẻm Gems: KURA Bar – Thiên đường sake ẩn mình giữa phố Nhật Bình Thạnh

Hẻm Gems: KURA Bar – Thiên đường sake ẩn mình giữa phố Nhật Bình Thạnh

Người Sài Gòn có vô vàn lựa chọn khi nói đến ẩm thực Nhật. Hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm quán sushi, ramen và izakaya rải rác khắp các quận. Nếu muốn thử thứ gì đó đặc biệt hơn, những món ít phổ biến như tsukemen, abura soba hay taco Okinawa cũng không hề khó tìm. Trước đây, những quán Nhật do chính người Nhật mở tập trung nhiều ở khu Lê Thánh Tôn, nhưng dần dà, điểm hẹn của hội sành ăn đã dịch chuyển về Phạm Viết Chánh, Bình Thạnh.

Nép mình trong một con hẻm nhỏ, 蔵 KURA mang đến một lát cắt hiếm thấy của ẩm thực Nhật Bản: một quán bar chuyên về rượu sake – đọc đúng phải là “SAH-keh” theo tiếng Nhật. Chủ quán, cô Sana, đến từ tỉnh Nara, vùng đất được mệnh danh là “cái nôi của nền văn minh Nhật Bản.” Đây cũng là nơi sở hữu nhiều di sản thế giới UNESCO hơn bất kỳ tỉnh nào khác ở Nhật. Với bề dày lịch sử như vậy, không có gì lạ khi Nara còn nổi tiếng với truyền thống ủ rượu sake lâu đời.30b

KURA nép mình trong con hẻm nối với đường Nguyễn Hữu Cảnh.

KURA là quán bar nhỏ do một tay Sana quán xuyến, từ tuyển chọn các loại sake đến chuẩn bị những món nhắm tinh tế. Không gian quán hẹp, chỉ đủ chỗ cho khách đứng thưởng thức, nhưng lại thu hút đủ kiểu thực khách, từ người Nhật, người Việt đến cả khách phương Tây, mỗi người mang theo gu thưởng thức sake riêng biệt.

Người Nhật, dĩ nhiên, là những thực khách sành sake nhất. Họ thường am hiểu về loại rượu này, với gu thưởng thức được hình thành qua nhiều năm. “Khách Nhật đến quán thường đã biết rõ vị sake mình thích, tùy theo vùng miền,” Sana chia sẻ với Saigoneer. Họ có thể chọn dựa trên hương vị, hoặc đơn giản là vì loại sake đó gợi nhớ quê nhà. Với họ, KURA không chỉ là một quán bar mà còn là một góc nhỏ để gặm nhấm những kỷ niệm cũ.

35b
05b

Sana vô cùng tự hào về quê nhà Nara.

Người Việt đến quán phần lớn đã quen với Nhật Bản và sake, họ từng du lịch hoặc sinh sống ở xứ người, nên cách chọn cũng thiên về trải nghiệm cá nhân giống như khách Nhật.

Còn với thực khách phương Tây, họ thường chọn sake theo cảm quan ban đầu. “Lần đầu ghé quán, nhiều người chỉ vào một chai và nói ‘Tôi muốn thử chai đỏ kia’ hay ‘Nhãn chai này đẹp, tôi muốn uống thử.’ Nhưng sau vài lần nếm thử, họ dần tìm ra hương vị hợp gu,” Sana chia sẻ. “Tôi thấy họ khá khiêm tốn nhưng cũng rất tự tin vào vị giác của bản thân.”26b

10b

03b

Đã bao giờ bạn thấy nhiều loại sake thế này cùng một lúc chưa?

Nếu khách còn bối rối trước thực đơn dài dằng dặc, Sana sẽ giúp họ tìm ra loại sake hợp gu bằng cách đặt vài câu hỏi gợi mở. “Tôi thường hỏi họ thích vị ‘karakuchi’ (khô) hay ‘amakuchi’ (ngọt). Nếu họ chưa rõ khẩu vị, tôi sẽ gợi ý vài loại sake yêu thích của mình hoặc những chai theo mùa. Khi khách thích, tôi cũng thấy vui lây. Với những ai mới làm quen với sake, tôi thường tránh giới thiệu những loại có vị quá nồng hay quá đặc biệt.”

21b
23b

Thế giới của sake phong phú không thua kém rượu vang hay bất kỳ loại rượu nào khác.

Sana cũng chuẩn bị một thực đơn món nhắm tuy ít nhưng đóng vai trò quan trọng, giúp nâng tầm trải nghiệm khi kết hợp đúng cách. “Tôi thường phục vụ các món ủ chín, lên men hoặc hun khói, vì chúng có sự đồng điệu với sake – thứ cũng cần thời gian để đạt độ chín muồi. Khi kết hợp, hương vị như hòa quyện vào nhau, tạo nên một trải nghiệm tròn vẹn hơn.”

11b
12b
17b

Một đĩa đồ nhắm ủ chín đi kèm ly sake.

Nhìn cách Sana vận hành KURA, cứ ngỡ cô đã gắn bó với quán từ lâu. Nhưng giống nhiều người theo đuổi đam mê để gây dựng sự nghiệp, hành trình đến với sake của cô lại đầy những cơ duyên bất ngờ.

Năm 2010, Sana còn là nhiếp ảnh gia sân khấu ở Tokyo, chuyên chụp múa, ba-lê và nhạc kịch. Cùng năm đó, Nara quê hương cô cũng kỷ niệm 1.300 năm ngày trở thành kinh đô Nhật Bản dưới thời Nara (710–740 và 745–784). Trong sự kiện này, các nghệ nhân ủ sake trong vùng tổ chức một buổi thử rượu nhỏ. Chính tại đây, cô lần đầu cảm nhận niềm tự hào sâu sắc về sản vật quê hương mình.32b

28b

24b

Bốn năm sau, một chuyên gia phong thủy khuyên Sana đến Việt Nam. “Lúc đó, Việt Nam không nằm trong danh sách những nơi tôi muốn đến, nhưng bà ấy khẳng định tôi nên đến Sài Gòn. Một tuần sau, tôi gặp một công ty sẵn sàng hỗ trợ tôi khởi nghiệp tại đây. Kể từ đó, những mối duyên lành liên tục dẫn dắt tôi đến với thành phố này. Chưa kịp định thần thì thoắt cái tôi đã mở quán vào năm 2015, trên đường Lê Thánh Tôn,” cô kể lại.

“Hồi đó, ở Việt Nam, kiến thức về sake vẫn còn khá hạn chế. Tôi nhớ mình đã khá thất vọng khi thấy ngay cả cách bảo quản sake đúng chuẩn cũng chưa ai biết đến. Tôi kiên trì chia sẻ những phương pháp lưu trữ và thưởng thức sake đúng cách, để mọi người có thể cảm nhận được trọn vẹn sự tinh tế của loại rượu này, di sản vĩ đại của Nhật Bản.”31b

Từ khi Sana đặt chân đến Sài Gòn, mọi thứ đã thay đổi nhiều. Sake giờ đây phổ biến hơn, xuất hiện trong thực đơn của nhiều quán, và nhu cầu thưởng thức cũng ngày càng tăng. Nhưng điều khiến KURA trở thành một Hẻm Gem không chỉ là danh sách rượu ấn tượng, mà còn là sự am hiểu và đam mê của Sana làm mỗi ly sake ở đặc biệt hơn.

蔵 KURA mở cửa từ 6h chiều đến 11h tối.

蔵 KURA: 40/28 Phạm Viết Chánh, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Source link

Thành viên ủng hộ Cộng đồng: Chả cá Nga Dương; Website Chả các Nga Dương; Thành viên Cộng đồng GokinFood.

Xem thêm: Khám phá sự đa dạng của nền ẩm thực thế giới

 

Related Articles

Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *