Món bánh cổ truyền dịp Tết Hàn thực của người Việt xưa

Món bánh cổ truyền dịp Tết Hàn thực của người Việt xưa

Món bánh cổ truyền dịp Tết Hàn thực của người Việt xưa không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là biểu tượng sống động của sự tôn kính tổ tiên và giữ gìn văn hóa dân tộc qua bao thế hệ. Bánh được chế biến từ bột gạo nếp thơm ngon, tinh khiết cùng với nhân đậu xanh béo ngậy, thường được hấp chín một cách cẩn thận và trang trí theo phong cách đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.

Đây là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Hàn thực, thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến tổ tiên và ước mong cho một năm mới an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, và hạnh phúc viên mãn cho mọi người trong gia đình. Mỗi chiếc bánh đều mang trong mình tâm tư và tình cảm của người làm bánh, gắn bó với truyền thống văn hóa và phong tục tập quán lâu đời của dân tộc Việt Nam.

MÓN BÁNH CỔ TRUYỀN DỊP TẾT HÀN THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA.

Bạn có tò mò rằng người Việt cổ ăn gì vào Tết Hàn Thực hay nghe tới món “bánh xuân thái” bao giờ chưa?

Không phải bánh trôi – bánh chay, có thể đây mới là món bánh cổ truyền trong Tết Hàn thực của người Việt Nam từ thời Trần, có thể truy lên thời Lý. Mãi cho tới thời nhà Lê – Nguyễn mới phổ biến món bánh trôi – bánh chay (còn gọi là thủy đoàn).

Theo điển tích Trung Quốc, ngày 3/3 âm lịch để tưởng nhớ về cuộc đời hiền sĩ Giới Tử Thôi, người dân kiêng nổi lửa nấu nướng, chỉ ăn những món lạnh (hàn thực). Phong tục này dần dà ảnh hưởng và được người Việt cổ tiếp nhận, trở thành một trong những lễ tiết quan trọng trong năm. Nhưng khác với Trung Quốc, các cụ ta xưa chẳng kiêng cữ gì, chỉ nhân Tết Hàn thực để làm những chiếc bánh thơm dẻo từ rau tươi mùa xuân, đem cuộn trong lớp “áo” từ bột gạo nước tráng mỏng theo lối cổ đúng như tên gọi là “xuân thái”. Bánh xuân thái, trước để dâng cúng tổ tiên như tấm lòng thành ơn gia tiên gia hộ cho một năm bình an, khang thái, sau là tặng cho nhau và thưởng thức.

Trong cuốn An-nam Chí Lược, đây là món bánh mà Vua Trần Nhân Tông đã dành tặng cho ngài Bắc sứ Trương Hiển Khanh, được ghi lại qua những câu thơ:

“Giá chi vũ bãi, thí xuân sam/ thôi múa cành dâu, thử áo xuân

Huống trị kim triêu tam nguyệt tam/ ngày nay hàn thực lại đương tuần

Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính/ mâm sơn hồng ngọc, bánh xuân thể

Tòng lai phong tục cựu An Nam/ tục cũ An-nam cứ mỗi lần.

Bánh xuân thái vừa thể hiện lòng hiếu khách của Vua tôi nhà Trần với ngài Bắc sứ, vừa là một lời khẳng định về lòng tự tôn dân tộc, về một nước có chủ quyền với những phong tục tập quán lâu đời, văn hóa riêng rất rõ nét.

Tiết Hàn Thực năm nay đặc biệt hơn, khi không cần những món ăn lạnh, nguội vì trời trở gió, rét ngọt rồi. Mình sẽ tái hiện lại món bánh cổ truyền này, nhưng với các loại đồ bếp hiện đại, đặc biệt là sử dụng BÁNH TRÁNG thay cho cách làm theo lối cổ, vừa giản tiện được công đoạn lại tiết kiệm thời gian, với các bước thực hiện rất đơn giản mà bạn nào cũng làm được. Hơn hết là mình có mẹo KHỬ MÙI BỘT KHÔ đặc trưng của bánh tráng cuốn rất hiệu quả, vỏ bánh dẻo mướt như tráng tay.

NGUYÊN LIỆU:

– Bánh tráng gỏi cuốn

– 200g thịt lợn xay

– 500g rau cải mơ, cải tỉa

– ½ củ cà rốt (tùy thích)

– 5 củ hành khô to

– 1 Tbsp nước mắm

– 2 tsp tiêu.

– 1 Tbsp dầu hào.

– 1 quả chanh.

– Mỡ lợn

NƯỚC CHẤM

– 1 Tbsp nước mắm

– 1 Tbsp giấm gạo

– 1 Tbsp đường

– 150ml nước lọc

– Tiêu bột, ớt tươi

– Rau kinh giới, thơm bạc hà, rau mùi ta ăn kèm

– Chả quế/ lạp xưởng hấp (tùy thích)

Cách làm mình sẽ hướng dẫn chi tiết trong từng ảnh.

Mời các bạn cùng thưởng thức và chia sẻ thành phẩm với Esheep Kitchen hoặc còm-ment kỷ niệm ấn tượng, phong tục đón Tết Hàn Thực của quê hương bạn nhé!

Không phải bánh trôi – bánh chay, có thể đây mới là món bánh cổ truyền trong Tết Hàn thực của người Việt Nam xưa, được ghi chép trong sử sách từ thế kỉ thứ XIV.
Món bánh cổ truyền dịp Tết Hàn thực của người Việt xưa
Món bánh cổ truyền dịp Tết Hàn thực của người Việt xưa
Được cho là phiên bản cổ của bánh cuốn hiện đại ngày nay, nhưng bánh xuân thái đã xuất hiện trong đời sống người Việt từ rất lâu đời và không bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào khác.
Món bánh cổ truyền dịp Tết Hàn thực của người Việt xưa
Món bánh cổ truyền dịp Tết Hàn thực của người Việt xưa
Bánh Xuân Thái (春菜), “春” chỉ mùa xuân, “菜” nghĩa là rau, có thể hiểu là loại bánh gạo bên trong cuốn nhân thịt và rau tươi mùa xuân.
Món bánh cổ truyền dịp Tết Hàn thực của người Việt xưa
Món bánh cổ truyền dịp Tết Hàn thực của người Việt xưa

Nhân tiết Hàn thực, mình sẽ tái hiện lại món bánh cổ truyền này, nhưng với các loại đồ bếp hiện đại và biến tấu nguyên liệu để tăng hương vị, đặc biệt là sử dụng BÁNH TRÁNG thay cho cách làm theo lối cổ, vừa giản tiện được công đoạn lại tiết kiệm thời gian, với các bước thực hiện rất đơn giản mà bạn nào cũng làm được. 3 5Hơn hết là mình có mẹo KHỬ MÙI BỘT KHÔ đặc trưng của bánh tráng cuốn rất hiệu quả, vỏ bánh dẻo mướt như tráng tay. Những chiếc bánh dẻo mướt, thơm phức và ngọt mọng từ nhân thịt, rau tươi mùa xuân tuyệt ngon.
Cùng làm nhé! 5 5Rau tươi mùa xuân ngon nhất là cải mơ, cải tỉa, đem cắt nhỏ. 6 5Hành khô dành lấy 1 nửa thái lát đem chưng cho vàng, vớt hành giòn để riêng, chắt lấy phần mỡ nước đem phi với nửa hành còn lại băm nhỏ cho thơm rồi xào cho thịt băm săn giòn. 7 5Theo lối cổ, nhân bánh xuân thái chỉ có 2 nguyên liệu chính là thịt và rau cải. Tuy nhiên, mình biến tấu thêm cà rốt thái sợi để phần nhân giòn ngọt hơn, tăng cảm giác nhai khi thưởng thức, đồng thời tạo màu sắc bắt mắt. 8 5Nêm dầu hào, mắm, tiêu bột và xào cho nhân ngấm vị. 9 5Sử dụng bánh tráng cho các công thức bánh cuốn, há cảo sáng tạo là rất hay, nhưng không phải ai cũng biết cách khử mùi bột khô đặc trưng của bánh tráng ăn liền.
Mẹo của mình là vắt ½ quả chanh vào đĩa nước nhúng bánh, chanh thơm khử mùi rất tốt. 10 5Nhúng ngập bánh tráng để nước chanh thấm đều 2 mặt rồi nhấc lên, để ráo bớt nước rồi trải ra thớt phẳng đã phết sẵn mỡ hành.

Mình sẽ nhúng 2 phên bánh tráng 1 lần rồi xúc nhân lần lượt vào mỗi phên, cuốn lại cho khéo chớ để bục rách. Trong lúc làm phên bánh này thì phên còn lại sẽ có thời gian nghỉ, dẻo mềm và bay hơi hết mùi bột khô. 11 5Trong cuốn Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa đã miêu tả rằng ”Quyển bính nhiều nhân càng ngon, hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo tay”.

Khéo tay làm thì được vua ban thưởng, còn thả tim và chia sẻ bài viết này sẽ có 10 người yêu
Túc tắc cuốn bánh cho đến hết, vừa nhanh vừa dễ ai cũng làm thành công. 12 5Chống dính xửng hấp với mỡ hành cho thơm rồi xếp bánh lên xửng nha!
Với định lượng trên mình làm được khoảng 12 cái bánh dài thế này đấy. 13 5Hấp bánh trong 5-7 phút là bánh chín. 14 5Trong lúc đó sẽ pha mắm giấm.
Mình chưa tìm được tài liệu nào nói về loại nước chấm ăn cùng bánh xuân thái, nhưng mình dám chắc là nước mắm pha nước chấm thì đỉnh cao, niềm tự hào của ẩm thực Việt luôn, bạn nào đồng ý còm-ment vỗ tay phát 15 5Bánh chín rồi bà con ơi
Vỏ bánh trong lại, lấp ló nhân rau củ xanh cam, cùng mùi thơm phức, ngọt mọng từ thịt, mỡ hành nao nức. 16 5Cắt bánh thành miếng nhỏ vừa ăn rồi xếp ra đĩa, không quên rắc hành phi nhà làm giòn tan, vàng ruộm. Bánh xuân thái đúng như miêu tả nè, lớp vỏ gạo trắng trong, mỏng manh như sương ôm lấy rau tươi mùa xuân. 17 5“Xuân thái” không chỉ có rau cải, mà còn là vị thơm the đầu lưỡi từ những loại rau ăn kèm như kinh giới, húng bạc hà, rau mùi ta.
Mình có biến tấu thêm lạp xưởng như cách ăn bánh cuốn hiện đại thấy siêu ngon luôn 18 4Tết Hàn thực, cả nhà quây quần bên mâm bánh, cùng thưởng thức thành quả “lao động” trong không khí nô nức, tươi vui, ấm cúng… ủa =))) 19 4Chấm miếng bánh dẻo mướt đẫm mắm chua ngọt, the the vị tiêu ớt ta nói nó ngon, ăn đến đâu mát đến đấy. 20 3Mời bạn cùng thưởng thức bánh xuân thái và chia sẻ những kỉ niệm ý nghĩa và ngày Tết Hàn thực nha! 21 2

Món bánh cổ truyền dịp Tết Hàn thực của người Việt xưa.
Source link

👩‍ Xem thêm: Xôi gấc 2

 

Related Articles

Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *